Golden Cross Là Gì? Ý Nghĩa Của Golden Cross Đối Với Trader

Golden Cross là một trong những “dấu hiệu” quan trọng xuất hiện trên biểu đồ giá mà hầu hết các trader đều phải nắm được. Vậy Golden Cross là gì? Ý nghĩa của việc xuất hiện và cách xác định Golden Cross như thế nào? Cùng Tincoin24 tìm hiểu về Golden Cross ở bài viết dưới đây, kèm theo đó là thông tin về Death Cross.

Golden Cross là gì?

Theo Investopedia, Golden Cross được định nghĩa như sau:

Golden Cross là mô hình biểu đồ xuất hiện khi đường trung bình động (Moving average – MA) ngắn hạn giao cắt và vượt lên trên đường trung bình động dài hạn.”

Golden Cross là mô hình đột phá tăng giá được hình thành từ sự giao nhau của đường trung bình động ngắn hạn (ví dụ MA 15) phá vỡ trên đường trung bình động dài hạn (ví dụ MA 50) hay mức kháng cự. Khi các chỉ báo dài hạn có nhiều dữ liệu hơn, Golden Cross dự báo một thị trường tăng giá trong tương lai và được củng cố bởi khối lượng giao dịch tăng cao.

Một ví dụ về mô hình Golden Cross
Một ví dụ hình ảnh về mô hình Golden Cross (Nguồn: Internet)

Một số khái niệm liên quan hữu ích:

  • Moving Average (MA): Là một trong những đường trung bình động, đây được xem là chỉ báo trong phân tích kỹ thuật dựa vào tỷ giá trong quá khứ. Đường trung bình động được tính dựa vào trung bình giá đóng cửa trong một khoảng thời gian.
  • Về cách tính, đường trung bình động có 2 loại: Đường trung bình động giản đơn (SMA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA).
  • Về thời gian, có 2 loại đường trung bình động: Dài hạn và ngắn hạn.
  • Mức kháng cự (Resistance Level): Là điểm giá mà tại đó giá chứng khoán/token không thể tăng cao hơn nữa trong một khoảng thời gian do có volume giao dịch bán lớn.

Cách xác định Golden Cross

Một Golden Cross xảy ra trong 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đầu tiên đó là giá có xu hướng giảm trong đó đường trung bình động ngắn hạn nằm dưới đường trung bình động dài hạn.
  • Giai đoạn 2: Thị trường đảo đều và đường MA ngắn hạn giao với đường MA dài hạn.
  • Giai đoạn 3: Xu hướng tăng tiếp tục và đường MA ngắn hạn vượt lên đường MA dài hạn.

Khi xem xét Golden Cross, các đường trung bình động thường được sử dụng phổ biến nhất là 50 kỳ (50 giờ, 50 ngày…trước đó) và đường trung bình động 200 kỳ.

Có thể sử dụng cặp trung bình động khác, nhưng nói chung dấu hiệu nhận biết đều là đường trung bình động ngắn hạn cắt sau đó vượt lên đường trung bình động dài hạn.

Ví dụ: Cặp đường trung bình động MA 5 – MA 15. Các cặp phổ biến khác có thể là MA 15 – MA 50, MA 100 – MA 200.

Một khi sự giao nhau xuất hiện, đường trung bình động dài hạn thường được coi là vùng hỗ trợ mạnh mẽ. Một số trader có thể đợi test lại đường trung bình động này rồi tìm điểm vào thị trường.

Cách sử dụng Golden Cross

Cũng theo Investopedia, để sử dụng Golden Cross, trader chỉ cần xác định đường trung bình động ngắn hạn hoặc tín hiệu tăng trong dài hạn.

  Các nhà giao dịch có những chiến lược khác nhau khi sử dụng mô hình Golden Cross. Trong số đó cặp đường trung bình động 50MA và 200MA được ưa chuộng hơn cả. 

3 chiến lược sử dụng Golden Cross cho các nhà giao dịch:

Chiến lược số 1:  Golden Cross thiết lập sau xu hướng giảm dài

Động lực của tín hiệu này là sự giao nhau xảy ra sau một kỳ giảm giá kéo dài nhiều tháng. Nhờ có một xu hướng giảm dài như vậy, để xuất hiện Golden Cross, thị trường đã có một khoảng thời gian tích luỹ cơ sở. Giai đoạn tích luỹ này là các “cuộc giằng co”  giữa thị trường tăng và giảm (bull and bear).

Hình ảnh Golden Cross xuất hiện sau kỳ giảm giá kéo dài
Hình ảnh Golden Cross xuất hiện sau kỳ giảm giá kéo dài (Nguồn: Internet)

Chiến lược số 2: Tránh những khoảng chênh lệch rộng giữa các đường trung bình

Đôi khi các đường trung bình tạo ra khoảng chênh lệch rộng trông giống như hình chiếc cốc giống như biểu đồ dưới đây. Sự xuất hiện của Golden Cross sau đó tưởng chừng như là tín hiệu lạc quan.

Golden Cross xuất hiện nhưng cần cảnh giác
Golden Cross xuất hiện nhưng cần cảnh giác (Nguồn: Internet)

Từ hình ảnh trên cho thấy, dù xuất hiện Golden Cross nhưng giá vẫn tiếp tục giảm. Chúng ta không thể bỏ qua hành động giá khi nhận định độ tin cậy của Golden Cross. Sự đảo chiều tại đỉnh Parabol cần được chú ý, đặc biệt khi nó xuất hiện cùng với khoảng chênh lệch giá lớn. Ở trường hợp khác, tín hiệu Golden Cross sau đó tuy vẫn có thể báo hiệu cho sự tăng giá nhưng mạo hiểm hơn. Bạn có thể ra quyết định khi tín hiệu thị trường rõ ràng và ít biến động hơn thay vì chọn thời điểm này.

Chiến lược số 3: Mẫu đáy đôi kết hợp với Golden Cross

Golden Cross là gì
Mẫu đáy đôi kết hợp Golden Cross (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của phương pháp này:

  1. Ở mô hình đáy đôi, đáy sau thường thấp hơn đáy trước.
  2. Chờ đợi sự xuất hiện của Golden Cross. Sau cùng, đợi giá kiểm tra lại đường trung bình động 200MA.
  3. Bạn mua thử nghiệm đường trung bình động 200MA với điểm dừng dưới mức thấp của đáy kép.

Những điều cần lưu ý khi gặp mô hình Golden Cross

Các chỉ số đều có độ trễ và không thực sự có dự đoán nào chắc chắn được xu hướng trong tương lai. Golden Cross cũng không ngoại lệ. Nhiều trường hợp ghi nhận chỉ báo tăng từ Golden Cross nhưng thực tế điều ấy không xảy ra. Ngược lại, đôi khi giá tăng nhưng lại không có sự “góp mặt” của Golden Cross. 

Do đó, ngoài việc chỉ sử dụng Golden Cross làm phương tiện để đánh giá khả năng tăng giá của thị trường, các trader nên xem xét cùng với các chỉ số khác trước khi quyết định thực hiện giao dịch.

Như vậy, Golden Cross không phải là chìa khoá vạn năng giúp trader phát hiện tăng giá. Hãy coi nó như một “bộ lọc” xu hướng, bên cạnh đó, mô hình này sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi được sử dụng cùng với các chỉ số khác.

Death Cross là gì?

Death Cross được hiểu là điểm giao cắt tử thần. Một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường đang có những mức giá đang đi xuống. 

Định nghĩa Death Cross

Death Cross – điểm giao cắt tử thần là mô hình thể hiện sự giao nhau đi xuống của đường trung bình động ngắn hạn (MA) và đường trung bình động dài hạn (MA) hoặc cắt xuống mức hỗ trợ nào đó trên biểu đồ giá Token/Chứng khoán.

Death Cross đang báo hiệu một xu hướng giảm giá đã được hình thành. Nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh trong xu hướng giảm thì đó là dấu hiệu còn nguy hiểm hơn cả Death Cross. Vì hiện tượng này được hiểu là nhà đầu tư đang “bán tháo” (bán rẻ hơn so với thị trường) tài sản của mình. 

Cách xác định Death Cross

Biểu đồ dưới đây cho thấy dấu hiệu tử thần Death Cross xảy ra trong Chỉ số NASDAQ 100 trong sự cố Dotcom năm 2000.

Biểu đồ thể hiện Death Cross khi xảy ra các sự kiện Dotcom năm 2000
Biểu đồ thể hiện Death Cross khi xảy ra sự kiện Dotcom năm 2000 (Nguồn: Internet)

Biểu đồ thể hiện Death Cross khi xảy ra sự kiện Dotcom năm 2000. Ảnh: Corporate finance institute.Tương tự Golden Cross, điểm giao tử thần sẽ có sự phát triển theo 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này liên quan đến xu hướng tăng hiện tại của Token/Chứng khoán. Tức là hai chỉ số của Token/ Chứng khoán đạt cực đại và volume mua bắt đầu giảm dần. Tiếp đến giá bắt đầu giảm khi người bán giành ưu thế trên thị trường.
  • Giai đoạn 2: Đây được xem là giai đoạn sụt giảm giá của Token/chứng khoán gần tiến tới điểm mà Death Cross xảy ra. Đường trung bình động 50 (MA 50) đi xuống dưới đường trung bình động 200 (MA 200). Sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống này của đường MA 50 dự báo một chu kỳ giảm giá dài hạn mới trên thị trường.
  • Giai đoạn 3: Cuối cùng là giai đoạn mà xu hướng giảm giá tiếp tục trên thị trường. Nếu xu hướng giảm giá kéo dài chứng tỏ Death Cross thực sự xảy ra. Nếu sự giảm giá chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, sau đó thị trường nhanh chóng tăng giá trở lại thì Death Cross xác định trước đó được coi là chỉ báo không chính xác.

Cách sử dụng Death Cross

Mô hình Death Cross sẽ hữu ích hơn, chính xác hơn với các nhà phân tích và trader khi nó được sử dụng đi kèm với các chỉ báo kỹ thuật khác. Một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất để xác nhận sự thay đổi xu hướng dài hạn là khối lượng giao dịch. 

Mô hình giao nhau của các đường trung bình động giảm được coi là một tín hiệu đáng tin cậy hơn nếu nó xảy ra cùng với khối lượng giao dịch cao. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư mua vào (hay nói đúng hơn là bán vào) gợi ý về một sự thay đổi xu hướng lớn.

Các chỉ báo động lượng như MACD cũng có thể được sử dụng để xác nhận. Chúng hoạt động tốt bởi vì động lực của một xu hướng dài hạn thường chững lại chỉ một chút trước khi thị trường chuyển hướng.
Bài viết trên Tincoin24h đã giới thiệu đến bạn 2 mô hình trong phân tích kỹ thuật phổ biến là Golden Cross và Death Cross. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin để bạn nắm được Golden Cross là gì? và Cách sử dụng nó như thế nào? Hãy theo dõi Tincoin24h để luôn được cập nhật những kiến thức liên quan đến kinh tế và thị trường tiền điện tử mới nhất.

Comments

Popular posts from this blog

TOP Những Cách Xóa Watermark, Logo, ID TikTok Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Airdrop coin là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ Airdrop coin dễ dàng, miễn phí

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất