Thao túng tiền tệ là gì? Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ

Hiện nay, có rất nhiều bài báo viết về tin tức Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Điều này đã làm dậy sóng dư luận và khiến nhiều người xôn xao lo lắng về nền kinh tế nước nhà trong tương lai. Vậy thao túng tiền tệ là gì, tác hại của hành vi này đối với nền kinh tế ra sao? Liệu tin tức Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ có thật không? Cùng Tincoin24h tìm hiểu qua bài viết này nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 11 sàn giao dịch Bitcoin uy tín nhất trên thị trường Việt Nam & Thế giới

Thao túng tiền tệ là gì?

Định nghĩa

Tỷ giá ngoại tệ là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại song phương trong các giao dịch hàng hóa giữa hai quốc gia. Để đẩy mạnh xuất khẩu thì chính phủ của một đất nước sẽ ký FTA nhằm giảm thuế hoặc thao túng tiền tệ.

Vậy thao túng tiền tệ là gì? Thao túng tiền tệ (currency manipulation) nghĩa là chính phủ của một quốc gia sẽ hạ giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Mục đích của việc này là để giá của sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn sản phẩm nội địa nhằm kích thích người dân mua hàng nhập.

Hiểu đơn giản thì thao túng tiền tệ chính là hành vi cố tình can thiệp vào tỷ giá hối đoái để mang đến lợi ích thương mại cho quốc gia của nước xuất khẩu. Hành vi này khiến cho nước nhập khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt thương mại và họ sẽ có biện pháp phòng tránh.

>> Xem thêm:

Thao túng tiền tệ là gì
Thao túng tiền tệ là hành vi phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh sự cạnh tranh quốc tế của nước mình so với nước khác (Nguồn: Internet)

Ví dụ

Giả sử tỷ giá của đồng đô-la Mỹ so với đồng Việt Nam là 1:10 (nghĩa là 1 USD = 10 VND). 

  • Nếu người Việt Nam bán 1 cái bánh với giá 1 VND và người Mỹ muốn mua 100 cái bánh thì cần phải trả (1 x 100) = 100 VND, tương đương 10 USD (100 : 10).
  • Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lại áp mức thuế suất nhập khẩu 10% lên hàng hóa Việt Nam thì lúc này để mua 100 cái bánh Việt Nam, người Mỹ phải bỏ ra là 10 + 10×10% = 11 USD. Điều này đã khiến giá bánh của Việt Nam độn thêm 1 USD so với trước và khiến lợi thế về giá của hàng hóa Việt Nam trên đất Mỹ bị giảm sút. Từ đó, cũng khiến số lượng hàng Việt bán cho người Mỹ bị sụt giảm. 
  • Lúc này, chính phủ Việt Nam sẽ can thiệp vào tỷ giá hối đoái giữa USD với VND để khiến tỷ lệ từ 1:10 thành 1:11. 
  • Như vậy, 100 VND của Việt Nam chia theo tỷ giá mới sẽ thành 100 : 11 ~ 9.1 USD và cộng thêm thuế sẽ là 9.1 + 9.1×10% = 10 USD.
  • Việc phá giá VND đã giúp cho giá bán hàng hóa Việt Nam trên đất Mỹ rẻ hơn, gia tăng lợi thế hơn lúc chưa phá giá và khiến người tiêu dùng Mỹ mua hàng Việt nhiều hơn.
Ví dụ về thao túng tiền tệ
Việc phá giá VND đã giúp cho giá bán hàng hóa Việt Nam trên đất Mỹ rẻ hơn, gia tăng lợi thế hơn và khiến người tiêu dùng Mỹ mua hàng Việt nhiều hơn (Nguồn: Internet)

Ảnh hưởng và tác hại của việc thao túng tiền tệ

Thao túng tiền tệ thực chất cũng chính là hành vi “chơi xấu” nên rất đáng bị chỉ trích và lên án. Bởi việc giữ được sự công bằng trong cạnh tranh sản xuất là điều kiện bắt buộc trong cuộc chạy đua trở thành nước công nghiệp tiên tiến và hiện đại. 

Nếu một quốc gia có hành động thao túng tiền tệ thì sẽ bị các nước bạn đánh giá thấp cũng như áp đặt các điều lệ khắt khe lên chính sản phẩm của nước ấy và kéo theo vô số hệ lụy sau:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế chung của một đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng của nước đó ra nước ngoài.
  • Có thể gây nhũng loạn kinh tế thị trường, khiến việc kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn.
  • Mặt hàng xuất khẩu sẽ bị đánh thuế cao hơn bình thường, khiến giảm sút khả năng cạnh tranh và gây thiệt hại nặng nề cho chủ sản xuất.
  • Khiến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài bị sụt giảm, khiến họ đắn đo và dè chừng trong việc quyết định đầu tư vào đất nước thao túng tiền tệ. 
  • Hạn chế khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn và nếu xuất đi được thì cũng phải chịu mức thuế suất rất cao.

>> Xem thêm: Review Sách 21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính

Ảnh hưởng và tác hại của việc thao túng tiền tệ
Các quốc gia có hành vi thao túng tiền tệ sẽ bị áp mức thuế suất khá cao khi muốn đẩy hàng qua quốc gia khác (Nguồn: Internet)

Danh sách các nước thao túng tiền tệ của Mỹ

Theo “Đạo luật Cạnh tranh và Ngoại thương Omnibus” được ban hành năm 1988 thì mỗi năm Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ thực hiện phân tích các chính sách tỷ giá hối đoái của các quốc gia nước ngoài. Việc này sẽ đánh giá rằng liệu các quốc gia trong danh sách này có đang thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của họ với USD hay không.

Kể từ khi đạo luật năm 1988 ra đời thì Mỹ cũng đã chỉ định cụ thể đối với một số quốc có hành động được xem là thao túng tiền tệ, cụ thể:

  • Hàn Quốc vào năm 1988.
  • Đài Loan vào năm 1988 và tái diễn một lần nữa vào năm 1992.
  • Trung Quốc từ 1992 đến 1994.
  • Ấn Độ vào năm 2017.

Việt Nam bị gắn mác thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ sẽ căn cứ vào 3 tiêu chí dưới đây để gắn mác Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ:

  • Thặng dư thương mại song phương với Mỹ: Xuất siêu sang Mỹ vượt trên 20 tỷ USD.
  • Thặng dư cán cân vãng lai: Chiếm ít nhất 2% chỉ số GDP.
  • Can thiệp vào thị trường ngoại tệ: Tổng lượng ngoại tệ mua ròng ≥ 2% GDP trong vòng ít nhất 6 trên 12 tháng. 

Nếu Việt Nam hay một quốc gia nào đó vi phạm cả 3 tiêu chí này thì sẽ bị Mỹ ngắn mác là đất nước thao túng tiền tệ.

Việt Nam không thao túng tiền tệ 

Việt Nam không thao túng tiền tệ
Việt Nam bị đưa vào danh sách giám sát “các quốc gia thao túng tiền tệ” của Mỹ vào 12/2020 (Nguồn: Internet)

Theo tiến sĩ Trương Văn Phước – thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng ông Trump đang muốn giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, thậm chí phải tiến tới cân bằng. Với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, ông Trump không muốn Mỹ đi mua quá nhiều hàng hóa của nước khác trong khi lượng hàng xuất khẩu của Mỹ ra thế giới ít hơn. Từ đó, ông Trump đặt ra các yếu tố nghiêm ngặt để xem xét vấn đề thao túng tiền tệ ở các quốc gia nước ngoài, đặc biệt là các đối tác đang làm ăn song phương với Mỹ.

Vào tháng 12/2020, chính quyền Trump đã dán nhãn rất nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt nam vào danh sách giám sát “các quốc gia thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, Việt Nam đã sử dụng 2 luận cứ đầy sức thuyết phục để chứng minh cho việc “Việt Nam không thao túng tiền tệ”, cụ thể:

Việt Nam – xuất siêu sang Mỹ do cấu trúc cán cân thương mại

Trong 10 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại song phương với Mỹ của Việt Nam đã đạt kỷ lục 50,7 tỷ USD (gấp đôi tiêu chí 20 tỷ USD mà Mỹ đã áp đặt). Theo ông Phước, việc Việt Nam xuất siêu sang Mỹ xuất hiện thặng dư thương mại lớn liên quan đến rất nhiều lý do nhưng chủ yếu là do cấu trúc cán cân thương mại của đất nước. Bởi hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là sản phẩm giày da, dệt may, thủy sản, nông nghiệp,… Đều là những mặt hàng có giá nhân công rất rẻ – lợi thế của Việt Nam. 

Bên cạnh đó, phần lớn các nguyên liệu dùng cho việc sản xuất đều là hàng nhập khẩu, có cả của Mỹ. Ví dụ như đôi giày của hãng Nike xuất sang Mỹ, các phụ kiện từ đế giày cho đến thân và dây giày đều là hàng nhập khẩu. Tương tự, hàng may mặc của Việt Nam cũng chỉ đóng góp nhân công cho việc hoàn thiện sản phẩm nhưng khi xuất khẩu thì toàn bộ trị giá của sản phẩm lại tính hết cho Việt Nam. 

Tóm lại, xuất khẩu của Việt Nam mạnh chủ yếu dựa vào lao động giá rẻ và không liên quan bất kỳ hoạt động thao túng tỷ giá ngoại tệ nào.

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ do cấu trúc cán cân thương mại
Xuất siêu sang Mỹ của Việt Nam mạnh chủ yếu dựa vào nhân công giá rẻ (Nguồn: Internet)

Cán cân vãng lai tại Việt Nam

Về cán cân vãng lai ở Việt Nam sẽ bao gồm cán cân thương mại và các khoản tiền chuyển từ nước ngoài về. Theo ông Phước thì cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu là do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về. Đây là tiền mà Việt kiều hoặc lao động Việt ở nước ngoài chuyển về để trợ cấp cho thân nhân trong nước. Phải khẳng định kiều hối là yếu tố khách quan và không liên quan gì đến “tổng lượng ngoại tệ mua ròng của Việt Nam” và “tỷ giá ngoại tệ”. Do đó, tỷ giá không phải là yếu tố làm thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam vượt quá tiêu chí 2% GDP do Mỹ quy định.

Thao túng tiền tệ -  Cán cân vãng lai Việt Nam
Thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam vượt quá tiêu chí 2% GDP do Mỹ quy định chủ yếu do nhận tiền kiều hối.

Chính nhờ luận cứ mạnh mẽ mà vào ngày 16/4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo rằng không có đủ bằng chứng để kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ như thông tin đã nêu trong báo cáo hồi tháng 12/2020.

Mỹ chính thức tháo mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam vào ngày 16/04/2021
Mỹ chính thức tháo mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam vào ngày 16/04/2021 và tiếp tục quan hệ hợp tác song phương vững mạnh (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được thao túng tiền tệ nghĩa là gì và các hệ lụy mà hành vi này đem đến cho một quốc gia. Đừng quên ghé thăm Tincoin24h thường xuyên để tham khảo thật nhiều thông tin phân tích tài chính hữu ích tại các trung tâm uy tín nhằm giúp bạn nâng cao kiến thức đầu tư.

Nguồn bài viết tham khảo: https://thediplomat.com/2021/07/vietnam-us-reach-accord-on-alleged-currency-manipulation/

Comments

Popular posts from this blog

TOP Những Cách Xóa Watermark, Logo, ID TikTok Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Airdrop coin là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ Airdrop coin dễ dàng, miễn phí

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất