Defi Là Gì? Tầm Quan Trọng, Bản Chất, Ứng Dụng Nổi Bật, Rủi Ro

Trong thế giới tiền ảo, nhiều xu hướng, mô hình tài chính được đánh giá rất tiềm năng trong việc mang lại lợi nhuận khổng lồ. DeFi – mô hình tài chính phi tập trung là một trong số đó. Tuy nhiên, ở nước ta, vẫn chưa có nhiều người hiểu rõ DeFi là gì cũng như tầm quan trọng và ứng dụng nổi bật của mô hình tài chính này. Trong bài viết sau, Tincoin24h sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này!

DeFi là gì?

DeFi được viết tắt của từ Decentralised Finance, hay tạm dịch là Tài chính phi tập trung. Đây được coi là hệ thống thị trường, tổ chức hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.

Hay dễ hiểu hơn là DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain để tạo nên môi trường giao dịch. Nơi mà nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch tài chính mà không phải chịu bất kỳ sự chi phối từ tổ chức chính phủ hay bên thứ 3.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Hướng Dẫn Chơi Game DeFi Warrior Kiếm Tiền

GameFi Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chơi GameFi Cho Người Mới Bắt Đầu 

DeFi là gì
DeFi là gì (Nguồn: Internet)

Tại sao DeFi lại quan trọng? Phân biệt DeFi và CeFi

Bản chất của DeFi là gì?

DeFi được đánh giá là ứng dụng thiết thực nhất của chuỗi Blockchain. Các tính chất của DeFi là:

  • Tính phi tập trung – Decentralized: Không cần thông qua tổ chức hay cơ quan chức năng nào. Nhà đầu tư có quyền kiểm soát tài sản của bản thân và tương tác với hệ sinh thái qua các ứng dụng phi tập trung và ứng dụng ngang hàng.
  • Tính minh bạch – Transparent: Mọi hoạt động đều được ghi nhận và công khai, nhằm hạn chế tác động của con người.
  • Không cần sự ủy thác – Self-custody: Nhà đầu tư chỉ cần ủy thác cho bên thứ 3 là Smart Contract.
  • Không cần sự cho phép – Permissionless: Mọi khách hàng đều bình đẳng và không cần đăng ký thủ tục rườm rà.
  • Không cần đặt sự tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn – Trustless.

>>> Xem thêm một số thuật ngữ trong Crypto:

Tầm quan trọng của DeFi là gì?

DeFi là mạng lưới của các Dapps và Smart Contract được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum. Do đó, mô hình này có thể giúp bạn tự do chủ động quản lý, kiểm soát được tài sản của mình như giao dịch, cho vay, đầu tư,… DeFi được xem là quy mô tài chính đi ngược với kiểu tài chính truyền thống (Centralized Finance – CeFi). DeFi hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống và quy định nên một môi trường công bằng hơn thông qua việc giao dịch minh bạch.

Tầm quan trọng của DeFi là gì?
DeFi là mô hình tài chính thế hệ mới, hướng đến sự dân chủ hóa trong hệ thống và thúc đẩy sự minh bạch khi giao dịch (Nguồn: Internet)

Phân biệt DeFi và CeFi

Điểm khác biệt nổi bật nhất của 2 mô hình tài chính này là tính ủy thác. Trong CeFi, các tổ chức tài chính, công ty và thị trường tài chính sẽ luôn tồn tại, được xem là trung gian có quyền lực điều khiển, quản lý, đầu tư tài sản của bạn (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính).

Ngược lại, DeFi tận dụng ưu điểm của Blockchain để loại bỏ lớp trung gian này, cụ thể như:

  • Tổ chức tài chính, Chính phủ, ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bởi Blockchain phi tập trung.
  • Tài sản của CeFi được thay thế bằng các token trong hệ sinh thái của Blockchain.

Nhiệm vụ của mô hình tài chính phi tập trung là cấp quyền truy cập cho khách hàng tới các dịch vụ này ở bất kỳ đâu chỉ cần có Internet => Thể hiện tính chất mở đặc trưng của mô hình DeFi.

>>> Xem thêm các bài viết khác:

Phân biệt mô hình DeFi và CeFi
Phân biệt mô hình DeFi và CeFi (Nguồn: Internet)

Các ứng dụng nổi bật của DeFi là gì?

Phát hành Stablecoin

Stablecoin là loại Crypto được tạo ra nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng sự biến động về giá (volatility). Được hoạt động bằng cách cố định vào một loại tài sản có tính ổn định hơn tiền pháp định (Fiat Money), vàng, bạc,…. hoặc có thể là một loại tiền điện tử khác.

Tận dụng lợi thế từ Blockchain và chuyển đổi ngang hàng (sự chuyển đổi này ở các đồng coin khác sẽ phải chịu sự biến động cao). Vì vậy, các Stablecoin sẽ được phát hành theo hình thức phi tập trung.

Một số dự án có thể kể đến như: Terra (LUNA), MakerDAO (MKR), Venus (XVS), Just (JST), Reserve (RSR), Kava (KAVA).

>> Có thể bạn quan tâm:

Tính thanh khoản (Liquidity)

Liquidity là hình thức thu lợi ích từ việc cung cấp tính thanh khoản cho các coin. Hình thức phổ biến phải kể đến như Yield Farming, có nghĩa là người dùng cố gắng tạo ra nhiều lợi ích từ tài sản của họ.

Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

Sàn giao dịch của DeFi là gì? Nơi mà giao dịch tài chính phi tập trung DeFi diễn ra là Decentralized Exchange (DEX). DEX cho phép việc giao dịch thanh toán mua và bán được diễn ra hằng ngày trên Blockchain, mà không cần có sự can thiệp của bên thứ 3.

DEX là sàn giao dịch phi tập trung
DEX là sàn giao dịch phi tập trung (Nguồn: Internet)

Dự đoán thị trường

Là hoạt động như dự đoán xu hướng thị trường được áp dụng Smart Contract. Ở đây, bạn có thể dự đoán biến động của một đồng giá coin nào đó. Nếu dự đoán đúng giá đúng thì bạn sẽ nhận được token, ngược lại thì nhà đầu tư sẽ mất token.

>> Tìm hiểu thêm: Coin Sàn/Exchange Token Là Gì? TOP Các Coin Sàn Tiềm Năng 2022

Giao dịch ký quỹ (Margin trading)

Giao dịch ký quỹ (Margin trading) là thuật ngữ Crypto thường được dùng, đây là một cách đầu tư với mức lợi nhuận vô cùng cao. Bằng việc đầu tư với một khoản vay từ sàn, sau khi thanh lý sẽ trả lại khoản đã vay cộng thêm phí dịch vụ. Bạn có thể giao dịch nhiều hơn số tài sản mà bạn có hiện tại.

Cho vay ngang hàng (P2P lending)

Với quy mô cho vay P2P lending của DeFi đã loại bỏ đi bước trung gian. Người vay và người cho vay sẽ được kết nối với nhau mà không cần thông qua bất kỳ tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào. Nhờ đây, số tiền mà người cho vay thu về sẽ có khoản lợi nhuận cao rất nhiều và người đi vay cũng sẽ trả ít hơn.

Hệ sinh thái DeFi trên các blockchain
Hệ sinh thái DeFi trên các Blockchain (Nguồn: Internet)

Rủi ro của DeFi là gì?

Tương tự như CeFi, dù sở hữu nhiều ưu điểm thì mô hình DeFi vẫn phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến công nghệ blockchain. Vậy rủi ro của DeFi là gì?

1. Sự không ổn định

Nếu Blockchain đang lưu trữ dự án DeFi không ổn định thì dự án cũng sẽ thừa hưởng tính không ổn định này. 

2. Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng của Blockchain máy chủ (Host Blockchain) cũng có vấn đề nảy sinh:

  • Giao dịch cần nhiều thời gian để được xác nhận.
  • Giao dịch vào thời điểm tắc nghẽn sẽ có mức phí cực kỳ đắt đỏ.

3. Các vấn đề của Smart Contract

Smart Contract vẫn tồn tại một số lỗ hổng có thể gây ảnh hưởng đến lớn đến các dự án DeFi. Bởi chỉ cần xảy ra sai sót nhỏ trong đoạn code của Smart Contract thì cũng có thẻ gây mất tiền.

4. Tính thanh khoản thấp

Tính thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng đối với những dự án dựa trên token DeFi và giao thức blockchain. Vào tháng 10 năm 2020, tổng giá trị bị khóa trong DeFi là hơn 12,5 tỷ USD. Điều này được xem là sự sụt giảm lớn khi so sánh với hệ thống tài chính tập trung CeFi.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Trong Crypto, Liquidity có nghĩa là tính thanh khoản
Trong Crypto, Liquidity có nghĩa là tính thanh khoản (Nguồn: Internet)

5. Thế chấp quá mức

Việc kinh doanh vay tiền mã hóa là loại hình dịch vụ rất hấp dẫn ở mô hình tài chính DeFi. Thế nhưng, doanh nghiệp sẽ gặp phải vấn đề thế chấp quá mức, xảy ra khi giá trị tài sản đặt cọc cao hơn nhiều so với số tiền vay.

6. Khả năng tương tác thấp

Có rất nhiều loại blockchain khác nhau như Bitcoin, Binance Smart Chain, Ethereum,… Mỗi loại sẽ có cộng đồng và hệ sinh thái riêng, nên khả năng tương tác cũng khác nhau. 

7. Vấn đề về bảo hiểm

Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong mô hình tài chính tập trung CeFi nhưng lại rất hiếm thấy ở DeFi. Trong khi, bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư trong những trường hợp bị hack hoặc gặp phải các hoạt động gian lận.

DeFi có phải là tương lai của thị trường tài chính tiền tệ?

DeFi hiện nay là thị trường có nguồn lực đổ vào và tăng dần theo thời gian. Trong 1 năm gần đây, tổng vốn hóa thị trường đã tăng “chóng mặt” lên gấp 12 lần và mở ra nhiều tiềm năng cho nhà đầu từ vào DeFi.

Vậy kịch bản cho tương lai của DeFi là gì? Tương lai sắp tới, chắc hẳn DeFi sẽ thay đổi và ảnh hưởng khá lớn đối với quy mô tài chính truyền thống tại nhiều quốc gia. Nhiều nhà đầu tư đang rất chán nản về tập quyền của các tài chính chính thống. Họ muốn được tự do, không bị kiểm soát bởi một thế lực nào và quyền quyết định mua bán minh bạch hơn. 

Vì thế, họ sẽ có xu hướng chuyển dần sang đầu tư vào DeFi để không còn lệ thuộc vào bên thứ 3 hay tổ chức chính phủ nào. Tuy nhiên, việc DeFi sẽ thay thế hoàn toàn CeFi sẽ khó có thể xảy ra, và do nhiều yếu tố phụ thuộc vào chính trị quốc gia.

Những câu hỏi liên quan đến DeFi

  1. Làm sao để đầu tư coin trên DeFi?

    Để đầu tư coin trên DeFi thì bạn có thể theo dõi trang https://coinmarketcap.com/defi/  hoặc https://www.coingecko.com/en/defi%20  và lọc ra những đồng coin DeFi. Đồng thời, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau để lựa chọn đồng coin tốt:
    – Blockchain thế hệ mới, nhiều tính năng, có khả năng mở rộng và lưu trữ dữ liệu tốt hơn.
    – Tốc độ xử lý giao dịch phải nhanh chóng, các dApp phải mượt mà.
    – Smart Contract có tính bảo mật cao hơn thế hệ cũ.
    – Có Protocols để hỗ trợ hiệu quả cho các dApp.
    – Mới mẻ, ít người biết, có thể mua được với mức giá hợp lý, phải chăng.

  2. Làm sao để có thể kiếm tiền trên DeFi?

    Cách kiếm tiền trên DeFi tốt nhất là Yield Farming. Thế nhưng, bạn cũng cần phải bỏ công sức và thời gian thì mới có thể thu lại mức lợi nhuận tốt nhất.

Tổng kết

Tiềm lực quá mạnh cùng sự ưu việt của DeFi là không thể phủ nhận. Có thể thị trường tài chính tương lai sẽ là cuộc đấu song song giữa CeFi và DeFi. Còn trong hiện tại, DeFi đang rất được quan tâm vì nó khắc phục rất tốt những gì mà CeFi chưa giải quyết được.

Hi vọng những kiến thức hữu ích trên Tincoin24h sẽ giúp bạn hiểu rõ DeFi là gì cũng như dễ dàng tìm ra chiến lược đầu tư thông minh cho chính mình. Hãy trải nghiệm mua bán tiền điện tử ngay trên sàn Remitano thông qua kênh giao dịch P2P, SWAP và đầu tư Invest ngay hôm nay để bắt đầu tạo ra lợi nhuận. 

>>> Xem thêm một số bài viết chủ đề Kiếm tiền tại Tincoin24h:

Nguồn tham khảo: https://www.investopedia.com/decentralized-finance-defi-5113835

Comments

Popular posts from this blog

TOP Những Cách Xóa Watermark, Logo, ID TikTok Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Airdrop coin là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ Airdrop coin dễ dàng, miễn phí

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất