P2P Lending (Cho Vay Ngang Hàng) Là Gì? Lợi Ích Và Rủi Ro 

Sự ra đời của loại hình cho vay ngang hàng P2P Lending đã tạo ra xu hướng mới về tư duy đầu tư thời đại 4.0. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – công nghệ. Vậy hình thức P2P Lending là gì? Cho vay ngang hàng có gì mà lại thu hút giới đầu tư đến vậy? Rủi ro của hình thức cho vay ngang hàng là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết của Tincoin24h dưới đây.

1. P2P Lending là gì? (Cho vay ngang hàng là gì?)

P2P Lending là viết tắt của Peer to Peer Lending, cụ thể là “cho vay ngang hàng”. Đó là mô hình cho vay dựa trên nền tảng công nghệ số. Tại đây, người vay và người cho vay sẽ được kết nối với nhau mà không phải qua tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nào. 

Cụ thể vai trò một giao dịch P2P Lending sẽ bao gồm:

  • Trang web cho vay P2P: Là nền tảng kết nối giữa người vay với người cho vay và được đại diện bởi công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending. Công ty sẽ tìm kiếm, đánh giá các hồ sơ vay, và có trách nhiệm thu hồi khoản vay khi đến thời hạn, đảm bảo lãi và gốc cho nhà đầu tư.
  • Người vay: Là người tìm kiếm một giải pháp thay cho các khoản vay truyền thống, bởi họ không đáp ứng đủ thủ tục hành chính hoặc muốn một mức lãi suất tốt hơn so với việc vay ngân hàng.
  • Người cho vay: Là những nhà muốn nhận được khoản lợi nhuận thụ động, kỳ vọng có được lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng cũng như bền vững hơn các kênh đầu tư khác.  
Tìm hiểu về p2p lending
2P Lending là một trong những mô hình đang phát triển tại Việt Nam (Nguồn Internet)

2. Thực trạng mô hình P2P Lending tại Việt Nam

Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, số lượng người không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống khá cao, chiếm đến 69%. Trong đó, đa phần rơi vào độ tuổi từ 15 đến 55, họ vay nhằm phục vụ các nhu cầu về nhà ở, chi phí sinh hoạt hàng ngày và phương tiện đi lại.

Điều này là cơ hội để các công ty P2P Lending nước ngoài xâm nhập vào nước ta và tạo tiền đề cho các doanh nghiệp cho vay ngang hàng trong nước phát triển.

Hiện tại, dù chỉ mới vào Việt Nam từ năm 2016, nhưng hiện tại hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ cung cấp dịch vụ cho vay theo hình thức P2P Lending được hoạt động.

mô hình p2p lending
Một số công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending tại Việt Nam. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)

Các công ty P2P Lending truyền thống thường cho vay ngắn hạn, mục đích phục vụ cho việc tiêu dùng, hạn mức dưới 10 triệu đồng và lãi suất không quá 20%/năm. 

Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa có những cơ chế chính thức để kiểm soát hoạt động cho vay trực tuyến, điều này dẫn đến P2P Lending bị nhiều tổ chức tín dụng đen lợi dụng, giả mạo để cho vay nặng lãi với mức lãi phí cao ngất ngưởng.

3. Cách thức hoạt động của P2P Lending 

Quy trình vay P2P Lending sẽ diễn ra theo các bước:

Bước 1: Người cho vay sẽ mở một tài khoản đầu tư trên website của đơn vị kết nối sau đó nạp tiền vào tài khoản. 

Bước 2: Người vay tiền cũng mở một tài khoản vay trên website và tiến hành đăng ký hồ sơ tài chính và đợi phê duyệt.

Bước 3: Đơn vị tài chính sẽ kiểm tra, thẩm định hồ sơ của nhà đầu tư và người đi vay.

Bước 4: Sau khi hồ sơ được hệ thống duyệt thành công:

  • Người vay tiền có thể yêu cầu khoản vay tùy ý, lúc này họ có thể chia nhỏ khoản vay và vay nhiều người. 
  • Người cho vay sẽ xem xét và lựa chọn đối tác cần vay qua hồ sơ có sẵn trên hệ thống. Nhà đầu tư có thể phân bố nhiều khoản tiền và cho vay nhiều người.

Bước 5: Người vay nhận khoản vay, đến khi giải ngân, người vay sẽ tiến hành thanh toán cả gốc và lãi cho người cho vay ngay trên nền tảng trực tuyến của đơn vị kết nối.

3.1. Có các loại phí nào phải trả khi vay P2P Lending?

Trên nền tảng cho vay P2P Lending có thể tính phí người vay và cả người cho vay, một số loại phí có thể kể đến như: phí dịch vụ, phí giao dịch, phí khởi tạo tài khoản,… Vì vậy trước khi đăng ký vay tại các nền tảng P2P bạn cần đọc trước Điều khoản và Điều kiện để xem mức lãi phí phù hợp trước khi tham gia.

3.2. Liệu P2P Lending có an toàn không?

Cho vay ngang hàng là một khoản đầu tư khá hấp dẫn, với mức lãi suất từ 15-20%/năm, có thể nói cao hơn so với các kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm. Ngoài ra, cơ chế hoạt động của loại hình này hoàn toàn online, xử lý hồ sơ nhanh chóng mang lại sự tiện lợi trong thời đại số hiện nay.

Nếu biết cách lựa chọn các nền tảng uy tín, đảm bảo khoản đầu tư thu hồi đúng hạn thì P2P Lending là một hình thức đầu tư an toàn cho người dân.

4. Lợi ích của việc cho vay ngang hàng 

4.1. Đối với người đi vay 

  • Hình thức vay P2P Lending có mức lãi suất thấp chỉ từ 1,5%-2%/tháng
  • Các gói vay đa dạng, linh hoạt: dài hạn, ngắn hạn, trả góp, vay theo lương,..
  • Thủ tục đơn giản, xử lý online, không rườm rà, không cần thế chấp giấy tờ
  • Sử dụng dễ dàng, quản lý các khoản vay và thanh toán trực tuyến mọi lúc mọi nơi
  • Sau khi được cấp hạn mức, giải ngân nhanh chóng chỉ từ 24-48 giờ.

4.2. Đối với người cho vay (nhà đầu tư)

Với P2P Lending, người cho vay hoàn toàn có thể:

  • Giao dịch trực tuyến, đầu tư mọi nơi: Nhà đầu tư có thể lựa chọn hồ sơ vay đã được thẩm định được cập nhật liên tục trên hệ thống, theo dõi lịch sử tín dụng, số liệu chi tiết về vốn và lãi sau từng đợt giải ngân chỉ với vài cú click trên điện thoại/máy tính của mình. 
  • Hưởng mức lãi suất hấp dẫn: Đầu tư qua mô hình P2P Lending mang lại nguồn lợi nhuận khá hấp dẫn từ 15-20%/năm tùy đơn vị kết nối. Mức lợi nhuận này cao hơn từ 2-3 lần so với lãi suất ngân hàng hiện nay. 
  • Thủ tục đơn giản: Nhà đầu tư chỉ cần chọn hồ sơ vay tiền có sẵn trên hệ thống, tình hình các khoản đầu tư sẽ được các đơn vị kết nối cập nhật thường xuyên từ đó nhà đầu tư có thể nắm và quản lý tài chính hiệu quả. 
  • Dễ dàng tham gia với số vốn nhỏ: P2P Lending giúp tất cả mọi người có thể tham gia đầu tư với số vốn chỉ từ 1 triệu đồng. Chỉ cần bạn có chiến lược đầu tư cẩn thận, tiền vẫn sẽ sinh lời đều đặn ngay cả khi bạn có số vốn khiêm tốn.
lợi ích từ việc vay ngang hàng p2p
Lợi ích từ việc vay ngang hàng P2P (Nguồn: Internet)

5. Rủi ro của hình thức cho vay ngang hàng P2P

Sự phát triển của mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) đã chứa không ít thách thức về mặt quản lý.

Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế, giám đốc trưởng đào tạo BIDV cho hay, lĩnh vực cho vay ngang hàng gồm 4 rủi ro chính, chủ yếu tập trung về phía nhà đầu tư:

  • Chưa có hoặc chưa đầy đủ hành lang pháp lý nên khi xảy ra vấn đề, các bên liên quan sẽ được giải quyết theo luật dân sự.
  • Nhà đầu tư chịu lỗ nặng khi bên vay không có khả năng thanh toán tiền gốc lẫn lãi.
  • Trách nhiệm ràng buộc công ty P2P Lending cùng nhà đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế.
  • Xuất hiện nhiều công ty P2P Lending lừa đảo hay tín dụng đen mang danh cho vay ngang hàng đang ngày càng nhiều, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

Vì vậy, trước khi quyết định rót vốn, nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ nơi ủy thác dòng tiền cá nhân để tránh những rủi ro không đáng có.

mô hình p2p
Trước khi quyết định đầu tư, bạn cần tìm hiểu mô hình P2P Lending để tránh phát sinh rủi ro không đáng có (Nguồn Internet)

6. Một số công ty P2P Lending ở Việt Nam

Xu hướng phát triển dịch vụ P2P Lending đã lan rộng đến rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hơn 100 công ty Fintech được cấp phép thì có đến 40 công ty có dịch vụ P2P Lending như: Tima, Trustcircle, We Cash, Interloan, Lenbiz, Vnvon.com,… trong đó có một số công ty nguồn gốc từ Indonesia, Trung Quốc hay Singapore. 

Trong đó những công ty này đang hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là những công ty cho vay nhắm vào phân khúc DNNVV – là đối tượng có nhu cầu vay vốn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên đây là những thông tin mà Tincoin24h giúp bạn giải đáp P2P Lending là gì cũng như lợi ích và rủi ro mà nền tảng này mang lại. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn khi quyết định đầu tư vào nền tảng này. 

Comments

Popular posts from this blog

TOP Những Cách Xóa Watermark, Logo, ID TikTok Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Airdrop coin là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ Airdrop coin dễ dàng, miễn phí

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất