Lệnh Stop Limit là gì? Tìm hiểu từ A-Z về lệnh Stop Limit

Stop Limit là một trong những loại lệnh được các trader sử dụng nhiều nhất trên các sàn giao dịch crypto. Vậy lệnh Stop Limit là gì? Nếu chưa biết thì Tincoin24h sẽ bật mí cho bạn “tất tần tật” các thông tin quan trọng liên quan đến lệnh Stop Limit qua bài viết sau.

Lệnh stop limit (giới hạn dừng) là gì?

Định nghĩa

Stop Limit (lệnh giới hạn dừng) là sự kết hợp giữa lệnh cắt lỗ (stop loss) và lệnh dừng (limit). Các lệnh Stop Limit cho phép trader thiết lập số tiền lợi nhuận tối thiểu mà họ muốn đạt được hoặc mức tối đa mà họ sẵn sàng bỏ ra để “cắt lỗ”. Hiểu đơn giản, khi giá thị trường chạm mốc stop price (giá dừng) thì lệnh Stop Limit sẽ được kích hoạt và trở thành lệnh mua/ bán giới hạn tài sản tiền mã hóa bất kỳ.

Hầu hết, các sàn giao dịch crypto lớn hiện nay như Remitano, Binance, Huobi, Poloniex,… đều hỗ trợ lệnh Stop Limit. Để giảm thiểu tổn thất khi đầu tư trong lĩnh vực tiền điện tử thì đây là một trong những lệnh quan trọng mà trader cần phải nắm rõ. 

Lệnh stop limit là gì?
Lệnh Stop Limit là gì? (Nguồn: Internet)

Cách đặt lệnh stop limit

Để hiểu hơn về cách đặt lệnh Stop Limit thì mời bạn tham khảo ví dụ dưới đây.

Bạn đang có 10.000 USD và muốn sở hữu một lượng ETH tương ứng. Bạn dự đoán sẽ thu về lợi nhuận nếu giá tiếp tục tăng hoặc gặp rủi ro nếu giá tụt dốc không phanh (giá có thể giảm xuống 8.000 rồi lại tăng). Trong tình huống này thì bạn có 2 lựa chọn để thực hiện đặt lệnh Stop Limit như sau:

Trường hợp “Bắt đáy”

  • Stop price: 8.000
  • Limit price: 8.001
  • Amount: số lượng ETH bạn dự định mua
  • Total: tổng chi phí phải trả để mua số ETH ở mục Amount

Khi giá thị trường giảm xuống mức 8.000 USD, hệ thống sẽ tự động kích hoạt lệnh Stop Limit và tìm số lượng ETH với giá 8.001 USD để mua cho bạn.

Tại sao bạn lại đặt lệnh mua coin ở mức giá cao hơn khi thị trường giảm? Vì bạn dự đoán rằng khi thị trường bắt đáy 8.000 USD thì giá sẽ bắt đầu tăng trở lại. Nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm được (2.000 x số lượng) USD thay vì mua với giá 10.000 USD như ban đầu. Khi giá tăng trở lại, bạn có thể bán ra và kiếm được 1 khoảng lợi nhuận khủng.

Lưu ý: 

  • Đối với trường hợp bắt đáy, lệnh Stop Limit sẽ chỉ được kích hoạt khi limit price > stop price
  • Nếu khoảng chênh lệch giữa stop price và limit price càng ít thì bạn sẽ tiết kiệm được càng nhiều tiền.

Trường hợp “Cắt lỗ”

  • Stop price: 8.000
  • Limit price: 7.999
  • Amount: số lượng ETH bạn dự định bán
  • Total: tổng thu nhập bạn nhận được khi bán số ETH ở mục Amount

Đây là một ví dụ mà không có bất kỳ trader nào muốn đối mặt vì thực chất bạn chỉ sử dụng lệnh limit stop trong trường hợp này nhằm “cắt lỗ” khi thị trường chuyển biến xấu. Khi giá thị trường giảm xuống còn 8.000 USD hoặc hơn, thì lệnh Stop Limit sẽ được kích hoạt và bán ra một lượng ETH với mức giá 7.999 USD mà bạn đã đặt trước đó. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hại khi giá thị trường ngày càng giảm mạnh.

>>> Tìm hiểu thêm: Ethereum (ETH) là gì? Tìm hiểu chi tiết về ETH từ A-Z cho người mới

Lưu ý: 

  • Đối với trường hợp cắt lỗ, lệnh Stop Limit sẽ chỉ được kích hoạt khi limit price < stop price
  • Nếu khoảng chênh lệch giữa stop price và limit price thì tổn thất bạn phải gánh chịu càng ít.

4 Yếu tố cơ bản khi đặt lệnh giới hạn dừng

Để đặt đúng lệnh Stop Limit thì trader cần phải nắm rõ các yếu tố sau:

Stop price

Stop price (giá dừng) được dùng để kích hoạt lệnh Stop Limit khi giá thị trường chạm đến ngưỡng này.

Limit price

Limit price là mức giá giới hạn, được dùng để thực hiện lệnh mua/ bán giới hạn coin khi giá thị trường chạm ngưỡng stop price.

Amount

Amount được dùng để chỉ số lượng coin mà trader muốn bán với mức giá giới hạn khi giá thị trường chạm ngưỡng stop price.

Total

Total là tổng thu nhập nhận được (khi có lời) hay chi phí phải trả (khi thua lỗ) sau khi thực hiện lệnh stop limit.

4 Yếu tố cơ bản khi đặt lệnh giới hạn dừng là stop price, limit price, amount và total
4 Yếu tố cơ bản khi đặt lệnh giới hạn dừng là stop price, limit price, amount và total (Nguồn: Internet)

Phân biệt lệnh giới hạn, lệnh cắt lỗ và lệnh giới hạn dừng (Stop-limit)

Lệnh giới hạn (Limit)

Bạn sẽ đặt lệnh limit trong trường hợp đã chọn được giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất. Khi giá thị trường đáp ứng hoặc đạt được mức giá tốt hơn giá giới hạn của bạn thì sàn giao dịch mà bạn đang sử dụng sẽ tự động thực hiện lệnh limit. Các lệnh limit sẽ rất hữu ích khi bạn đã tính trước giá thoát hoặc giá vào cũng như không ngần ngại đợi cho đến khi giá thị trường đáp ứng đủ các điều kiện của bản thân.

Thông thường, các trader sẽ đặt lệnh sell limit (bán giới hạn) với mức giá cao hơn giá thị trường và buy limit (mua giới hạn) với mức giá thấp hơn giá thị trường ở thời điểm hiện tại. Lệnh limit sẽ được thực hiện chỉ trong vài giây (trừ thị trường có tính thanh khoản thấp) nếu bạn đặt 1 lệnh limit bằng với mức giá thị trường ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Nếu giá thị trường của ETH là 22.000 USD thì bạn có thể đặt lệnh buy limit ở mức 21.000 USD để mua ETH ngay khi giá chạm mức 21.000 USD hoặc thấp hơn. Bạn cũng có thể đặt lệnh sell limit ở mức 23.000 USD và sàn giao dịch sẽ bán ETH của bạn nếu giá tăng lên 23.000 USD hoặc cao hơn.

Phân biệt lệnh giới hạn, lệnh cắt lỗ và lệnh giới hạn dừng
Lệnh limit sẽ được kích hoạt khi giá thị trường đáp ứng hoặc đạt được mức giá tốt hơn giá giới hạn của bạn (Nguồn: Internet)

Lệnh cắt lỗ (Stop-loss)

Lệnh stop loss yêu cầu sàn giao dịch mua hoặc bán một tài sản kỹ thuật số khi giá thị trường đạt đến hoặc đi qua một mức giá cụ thể. Kết quả của lệnh này là sự kích hoạt một lệnh thị trường nên giá cuối cùng có thể bị thay đổi. 

Điều này có nghĩa là lệnh stop loss khác với lệnh limit, lệnh này chỉ có thể được kích hoạt khi đạt được mức giá giới hạn hoặc tốt hơn.

Ví dụ: Bạn có thể đặt lệnh stop loss để bán ETH nếu giá thị trường giảm xuống còn 21.900 USD. Lệnh cắt lỗ kích hoạt khi giá ETH đạt 21.900 USD. Tuy nhiên, giá thực hiện có thể hơi khác do hệ thống sử dụng lệnh thị trường để bán ETH càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu thiệt hại tối ưu.

Trader có thể đặt lệnh cắt lỗ thấp hơn hoặc lệnh chốt lời cao hơn so với giá thị trường hiện tại. Theo các điều khoản đề xuất, lệnh cắt lỗ sẽ giúp bạn ngăn ngừa các khoản lỗ lớn còn lệnh chốt lời cho phép chốt được lợi nhuận ngay cả khi bạn không có mặt.

Lệnh cắt lỗ - StopLoss
Lệnh stop loss yêu cầu sàn giao dịch mua hoặc bán một tài sản kỹ thuật số khi giá thị trường đạt đến hoặc đi qua một mức giá cụ thể (Nguồn: Internet)

Lệnh giới hạn dừng (Stop-limit)

Như đã đề cập ở trên, lệnh Stop Limit chính là sự kết hợp giữa lệnh stop loss và lệnh limit. Lệnh stop limit sẽ thêm giá kích hoạt để sàn giao dịch thực hiện lệnh limit của bạn. 

Vì là lệnh giao dịch có điều kiện nên Stop Limit sẽ được thiết lập trong một khung thời gian nhất định nhằm hạn chế rủi ro hoặc giúp kiếm lợi nhuận tối thiểu trong đầu tư. Khi bạn đặt lệnh Stop Limit và giá thị trường đã đạt đến giá kích hoạt (stop price), lệnh sẽ tự động kích hoạt ngay cả khi bạn đã offline.

Lệnh giới hạn dừng - Stop Limit Order
Lệnh stop limit chính là sự kết hợp giữa lệnh stop loss và lệnh limit (Nguồn: Internet)

Ưu điểm, nhược điểm của lệnh stop limit

Ưu điểm

Khi sử dụng lệnh Stop Limit trong các giao dịch tiền điện tử thì các nhà đầu tư có thể đạt được rất nhiều lợi ích như:

  • Mua/bán được coin ở mức giá kỳ vọng hoặc tốt hơn.
  • Giảm thiểu tổn thất đầu tư xuống mức thấp nhất có thể.
  • Cảm thấy an tâm một phần khi thị trường gặp biến động.
  • Tiết kiệm được khá nhiều thời gian trong việc theo dõi thị trường.
  • Đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư và gia tăng lợi nhuận thu được.

Nhược điểm

  • Stop Limit chỉ hoạt động hiệu quả khi thị trường biến động ở mức vừa hoặc nhỏ.
  • Trader dễ rơi vào tình thế bị động và sẽ lỗ nếu thị trường giảm mạnh.
  • Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm áp giá và thời điểm đặt lệnh.

Khi nào nên sử dụng lệnh Stop Limit

Lệnh Stop Limit là gì? Đây là loại lệnh khá hữu ích dành cho các trader không có nhiều thời gian cho việc theo dõi biến động thị trường sát sao và được sử dụng những lúc  như:

  • Lệnh Stop Limit được dùng khi muốn quản trị rủi ro, điều này giúp các trader giảm thiểu thiệt hại khi giao dịch tiền điện tử. 
  • Lệnh Stop Limit cũng được dùng để bán coin, chốt lời khi đạt được mức giá mong muốn. 
  • Lệnh Stop Limit còn được áp dụng khi trader nhận thấy mức kháng cự của tài sản bị phá vỡ và chuẩn bị bắt đầu cho 1 chu kỳ tăng giá mới. 

Tuy nhiên, lệnh giới hạn dừng thường được kích hoạt theo giá thị trường có sẵn nên có thể khiến bạn mất lợi nhuận hoặc phải trả nhiều hơn nếu thị trường dễ biến động hoặc thiếu tính thanh khoản. Do đó, để sử dụng hiệu quả lệnh Stop Limit thì bạn cần phải nắm được cách áp giá và tính chất thị trường.

Khi nào nên sử dụng lệnh Stop Limit Order
Sử dụng stop limit order khi bạn muốn cắt lỗ, chốt lời, bắt đáy trong thị trường biến động nhỏ và không có nhiều thời gian để quan sát thị trường

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu lệnh Stop Limit là gì cũng như cung cấp các thông tin quan trọng về loại lệnh này để việc trade coin của bạn thêm phần hiệu quả. Đừng quên ghé thăm Tincoin24h thường xuyên nhằm thu thập thật nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực tài chính để đề ra được chiến lược giao dịch phù hợp cho bản thân.

Comments

Popular posts from this blog

TOP Những Cách Xóa Watermark, Logo, ID TikTok Đơn Giản, Dễ Thực Hiện

Airdrop coin là gì? Hướng dẫn kiếm tiền từ Airdrop coin dễ dàng, miễn phí

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất